Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2020

TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG GẠCH NHẸ AAC XÂY NHÀ VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG XÂY GẠCH NHẸ AAC

Nên hay không nên sử dụng gạch nhẹ AAC xây nhà là câu hỏi mà nhiều người đã hỏi. Và cũng rất nhiều khách hàng băn khoăn về vấn đề này . Lịch sử của gạch bê tông khí chưng áp AAC ra đời từ những năm 1920-1921 tại Châu Âu. Hiện đã có trên 70% thị phần gạch xây toàn cầu là gạch siêu nhẹ AAC và sản phẩm từ bê tông nhẹ. Tại các nước có khí hậu lạnh khắc nghiệt như Nga  hệ tường AAC xây  thường dày 400mm. Tại Trung Quốc, Úc, Singapore thì hệ tường mỏng hơn nhưng cấp cường độ nén ở mức 2.4 Mpa. Tại Việt Nam, Gạch AAC phổ biến được cung cấp ở cấp độ cường độ tiêu chuẩn 3.5 Mpa. Một số dự án theo tiêu chuẩn cũ dùng gạch AAC 5.0 Mpa và 7.5 Mpa. Gạch AAC đã được dùng phổ biến gần 100 năm và chưa có dòng sản phẩm tiên tiến hơn thay thế nó. Gạch AAC siêu nhẹ chiếm được lòng tin của gần 70% dân số toàn cầu . Tại Việt Nam, gạch AAC xuất hiện từ rất lâu, nhưng phổ biến từ 2007 – 2008. Gạch AAC đã có mặt tại nhiều dự án cao ốc nổi tiếng tại TP.HC...

Các nhà khoa học chế tạo thành công bê tông uốn cong chịu được động đất

Các nhà khoa học đang phát triển một loại bê tông thân thiện với môi trường, có thể uốn cong khi chịu lực tác động. Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Swinburne ở Melbourne (Úc) đã phát triển một công nghệ mới có thể giúp bê tông “uốn cong” trở thành một vật liệu chủ đạo trong tương lai. Ngoài ra, nhờ tận dụng chất thải của các nhà máy than và sợi tổng hợp nên nó còn có thể giúp giảm lượng khí thải carbon trong tương lai, khi nó được ứng dụng rộng rãi trong ngành vật liệu xây dựng. Thay vì dùng vật liệu xi măng “Portland” truyền thống, loại bê tông mới này kết hợp với tro bay, là sản phẩm phụ của quá trình đốt than để lấy năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện hoặc nhà máy sử dụng than đốt. Thực ra, việc sử dụng tro để làm bê tông không phải là một kỹ thuật hoàn toàn mới, bởi từ xa xưa các kỹ sư người La Mã cổ đại đã trộn tro núi lửa với vôi sống để tạo ra một loại vật liệu xây dựng đặc trưng của họ, tương tự xi măng hiện nay – đó cũng...

Tiêu chuẩn bảo dưỡng bê tông

Ngoài việc đảm bảo cấp phối bê tông hợp lí, việc bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là yếu tố quyết định để đảm bảo bê tông phát triển cường độ đúng yêu cầu và tránh việc bê tông nứt mặt do mất nước. Vai trò của công tác bảo dưỡng bê tông Bê tông và cốt thép là 2 vật liệu chịu lực của chính của ngôi nhà. Chất lượng của bê tông là yếu tố được đặt lên hàng đầu để đảm bảo một ngôi nhà vững chắc. Ngoài việc đảm bảo cấp phối bê tông hợp lí, việc bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là yếu tố quyết định để đảm bảo bê tông phát triển cường độ đúng yêu cầu ( đạt mác bê tông ) và tránh việc bê tông nứt mặt do mất nước. Sau khi đổ bê tông là quá trình bê tông ninh kết, đây là quá trình hình thành liên kết giữa các thành phần khoáng trong bê tông để dần ổn định, hóa rắn và phát triển cường độ. Giai đoạn rất quan trọng này cần đảm bảo 2 yếu tố: Tránh việc rung động phá vỡ sự ninh kết. Đảm bảo bê tông không bị mất nước quá nhanh gây nứt bề mặt bê tông. Tiêu chuẩn...

Thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

Sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế phát triển và là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam trong những năm tới. Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung được Chính phủ phê duyệt cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xanh thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ từ 30 – 40%. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: tiêu tốn ít hơn năng lượng sản xuất và giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng. Còn bất cập trong việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường Thực tế cho thấy,việc sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường, gây ra nhiều hệ lụy như mất đất nông nghiệp, gia tăng khí thải, hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải độc hại cho môi trường. Do đó, vấn đề của ngà...

Thời cơ cho các vật liệu xây dựng “xanh” phát triển

Việc sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường, gây ra nhiều hệ lụy như mất  đất nông nghiệp , gia tăng khí thải, hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải độc hại cho môi trường. Do đó, vấn đề của ngành xây dựng là phải ưu tiên phát triển các loại vật liệu mới thân thiện môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho thấy, việc phát triển dòng vật liệu thân thiện với môi trường sẽ giúp sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) mỗi năm để sản xuất vật liệu không nung; tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công. Tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện là nguồn cung cho việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Ảnh: Toàn Thắng Theo tính toán của Bộ...

Vật liệu nhẹ và những ưu điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở

Nghe đến cụm từ vật liệu nhẹ, nhiều người nghĩ rằng đây là loại vật liệu không chắc chắn, chỉ dành cho các công trình mang tính chất tạm bợ. Điều đó có đúng hay không? Có nên sử dụng vật liệu nhẹ hay không? Vật liệu nhẹ là gì? Vật liệu nhẹ là loại vật liệu được sản xuất, tái chế dựa trên công nghệ hiện đại để sử dụng trong ngành xây dựng, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội như giảm chi phí, thi công nhanh và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, trong suốt vòng đời, vật liệu nhẹ sử dụng năng lượng ít hơn nên cũng tạo ra giá trị bền vững cho các công trình xây dựng.  Ưu điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở Trong những năm gần đây, vật liệu nhẹ đang dần trở thành xu hướng trong các công trình nhà ở bởi những ưu điểm dưới đây. Tiết kiệm thời gian, nhân công Vật liệu nhẹ đảm bảo yêu cầu về kết cấu chịu lực, tăng độ linh hoạt trong thiết kế. Từ đó, thời gian thi công rút ngắn giúp hoàn thành tiến độ xây dựng nhanh chóng hơn. Vật liệu nhẹ...

XÂY TƯỜNG RÀO NHANH VÀ RẺ VỚI GẠCH BÊ TÔNG NHẸ AAC BLOCK

TÌM HIỂU VỀ GẠCH BÊ TÔNG NHẸ AAC BLOCK Gạch bê tông nhẹ hay gạch bê tông khí chưng áp AAC là vật liệu không nung siêu nhẹ, được sản xuất từ các vật liệu vô cơ phổ biến như cát, vôi, xi măng, nước và chất tạo khí dưới áp suất và nhiệt độ cao. Hiện nay, gạch bê tông nhẹ AAC BLOCK là vật liệu xây dựng phổ biến được sản xuất và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, việc sử dụng gạch AAC trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Nhằm đáp ứng được các yêu cầu khác nhau về thiết kế, thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng của công trình mà gạch bê tông nhẹ AAC BLOCK có nhiều kích thước khác nhau. Kích thước: Chiều dài: 600mm Chiều cao: 200, 300, 400mm Chiều dày: 75, 100, 150, 200mm Cường độ chịu nén: 3.5 – 7.5Mpa Hệ số cách âm: 38 – 48dB Độ chống cháy: 4 -8 giờ CÁC BƯỚC XÂY TƯỜNG RÀO BẰNG GẠCH BÊ TÔNG AAC BLOCK Bước 1: Đầu tiên phải chọn loại gạch BLOCK có kích thước phù hợp để thuận tiện sử dụng. Bước 2: Chuẩn bị móng x...