Chỉ dẫn kỹ thuật thi công & Nghiệm thu tường xây bằng
Gạch Bê Tông khí
Lời nói đầu
Chỉ dẫn kỹ thuật này do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường đề nghị, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 947/QĐ-BXD ngày 31 tháng 10 năm 2011.
1 Phạm vi áp dụng
Chỉ dẫn kỹ thuật (CDKT) này áp dụng cho công tác xây, trát và nghiệm thu các tường xây bằng blốc bê tông khí chưng áp (AAC).
2 Tài liệu viện dẫn
TCVN 3121 : 2003 Vữa xây dựng – Phương pháp thử.
TCVN 4085 : 1985 Kết cấu gạch đá – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 4314 : 2003 Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 7572 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử.
TCVN 7959 : 2008 Blốc bê tông khí chưng áp (AAC).
3 Quy định chung
3.1 Thực hiện các quy định của thiết kế
Khi xây, trát tường AAC, cần được thực hiện đúng các quy định sau của thiết kế:
– Mác (hoặc cấp), khối lượng thể tích của AAC;
– Loại, mác vữa xây, vữa trát;
– Chiều dày tường;
– Đặt cốt thép trong khối xây;
– Các liên kết góc tường và tường với kết cấu khác;
– Cấu tạo chống thấm tường;
– Cấu tạo khe co dãn trong tường;
– Và các quy định khác.
3.2 Thực hiện các quy định về thi công và nghiệm thu
– Công tác xây, trát và nghiệm thu tường xây bằng blốc AAC, nếu không có chỉ định khác của thiết kế, được thực hiện theo CDKT này;
– Khi xây bằng vữa xây mạch mỏng nên dùng các blốc AAC khô; Khi xây bằng vữa xây thông thường nên làm ẩm mặt blốc AAC ngay trước khi rải vữa xây. Không ngâm hoặc tưới ướt các blốc AAC trước khi xây;
– Khi trát, nên thực hiện lớp trát trên tường AAC khô đã được làm ẩm bề mặt, hoặc quét nước xi măng hoặc được quét chất tạo dính;
– Cần hạn chế bắc giáo xuyên qua tường AAC;
– Các quy định khác áp dụng chung cho tường xây bằng mọi loại viên xây được thực hiện theo TCVN 4085 : 1985 Kết cấu gạch đá – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
4 Chọn blốc AAC và vữa xây, trát
4.1 Chọn blốc AAC
– Các chỉ tiêu kỹ thuật của blốc AAC thường được các cơ sở sản xuất công bố theo một trong các tiêu chuẩn sau:
+ TCVN 7959 : 2008 Blốc bê tông khí chưng áp (AAC);
+ Tiêu chuẩn nước ngoài (ví dụ tham khảo tại Phụ lục A);
+ Tiêu chuẩn cơ sở của người sản xuất.
– Căn cứ qui định của thiết kế (thường gồm mác, khối lượng thể tích của blốc AAC, chiều dày tường xây); đối chiếu các chỉ tiêu kỹ thuật của AAC được các cơ sở sản xuất công bố, chọn loại, kích thước blốc AAC phù hợp.
4.2 Chọn vữa xây, trát
Căn cứ qui định của thiết kế (thường gồm loại và mác vữa), chọn vữa như sau:
– Vữa xây blốc AAC dùng một trong các loại sau:
+ Vữa xây thông thường: Như vữa xây gạch đất sét nung, phù hợp TCVN 4314 : 2003 Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật (xem Phụ lục B);
+ Vữa xây mạch mỏng: Vữa chuyên dùng xây blốc AAC, thường có mác 25 đến 100, mạch vữa dày 1 đến 5 mm, được chế tạo bằng xi măng, chất tạo dẻo, keo hữu cơ, cát hoặc chất độn mịn; một số loại vữa mạch mỏng đang sử dụng tham khảo ở Phụ lục B.
– Vữa trát khối xây AAC dùng một trong các loại sau:
+ Vữa trát thông thường: Như vữa trát tường gạch đất sét nung (trong trường hợp cần tăng độ bám dính có thể thêm chất tạo dính);
+ Vữa trát chống thấm: Vữa trát có thêm chức năng chống thấm (hoặc dùng vữa trát thông thường kết hợp với lớp chống thấm riêng).
5 Thiết bị, dụng cụ thi công
Một số thiết bị và dụng cụ thông dụng dùng để xây, trát tường blốc AAC tham khảo ở Phụ lục C.
6 Trình tự thi công khối xây bê tông khí chưng áp
6.1 Vận chuyển và bảo quản
– Blốc AAC khi vận chuyển tới công trình nên đóng thành kiện trên lớp đáy cứng, xung quanh và nắp kiện bọc nilon kín để tránh mưa và giữ kiện ổn định trong quá trình vận chuyển;
– Kiện blốc AAC nên xếp dỡ bằng xe có tay nâng. Khi dùng cẩu thì nên dùng dây mềm và tránh để dây cọ sát vào thành kiện gây sứt viên;
– Kiện blốc AAC cần được bảo quản nơi khô ráo, trên nền bằng phẳng, vững chắc. Có thể xếp một hoặc nhiều kiện chồng lên nhau theo chỉ dẫn của người sản xuất (thường không nên cao quá 2,5 m);
– Tại công trường, nếu chưa dùng ngay, nên giữ lại phần nắp và mở phần nilon bọc xung quanh kiện để làm khô thêm blốc
– Tháo nắp đậy kiện AAC khi bắt đầu sử dụng blốc để xây
6.2 Trộn vữa
6.2.1 Trộn vữa xây thông thường
Thực hiện theo TCVN 4085 : 1985 Kết cấu gạch đá – Quy phạm thi công và nghiệm thu (giống như trộn vữa xây gạch đất sét nung).
6.2.2 Trộn vữa xây mạch mỏng
Khi dùng blốc AAC với sai lệch kích thước viên nhỏ (cắt viên bằng máy) thì dùng vữa xây mạch mỏng hiệu quả hơn về tốc độ xây và chất lượng tường xây.
Trộn vữa theo trình tự sau:
– Đổ nước vào thùng trộn (tốt nhất dùng thùng nhựa). Lượng nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc ghi trên vỏ bao vữa;
– Dùng máy khuấy chuyên dụng hoặc máy khoan cầm tay kẹp cánh khuấy, vừa khuấy vừa từ từ đổ vữa khô vào thùng trộn;
– Khuấy trộn liên tục cho đến khi hỗn hợp vữa dẻo đều (nhìn thấy đều màu, không còn bột vữa khô, không còn vón cục;
– Sau 10 đến 15 phút khấy thêm một lần. Trong quá trình xây, để vữa dẻo đều có thể khấy trộn lại;
– Vữa khô chưa dùng tới đươc bảo quản trong bao kín như bảo quản xi măng bao.
6.3 Xây hàng đầu tiên
Xây hàng đầu tiên đặc biệt quan trọng. Hàng đầu tiên nếu được xây với độ thẳng và độ ngang bằng càng cao thì càng dễ xây các hàng tiếp theo.
Xây hàng đầu tiên theo trình tự sau:
– Vệ sinh và làm ẩm bề mặt phần nền sẽ xây tường;
– Bắt mốc lấy phẳng mạch vữa đầu tiên;
-Căng dây lấy thẳng hàng xây đầu tiên;
– Rải đều vữa theo mốc đã bắt. Nếu nền không phẳng thì có thể dùng vữa xi măng cát (mác tương đương) cán tạo phẳng mạch vữa đầu tiên (xem Hình 1);
– Đặt blốc đầu tiên, dùng tay ray blốc xuống mạch vữa phía dưới và ép blốc vào mặt bên đồng thời chỉnh blốc thẳng theo dây căng (xem Hình 2);
– Dùng ni vô kiểm tra độ ngang bằng của blốc đã xây, dùng búa cao su chỉnh bằng nếu blốc bị nghiêng (xem Hình 3);
– Xây blốc kế tiếp: dùng gầu rải vữa phủ đều vữa lên mặt cạnh của blốc đã xây; dùng tay ray hoặc búa cao su ép blốc xuống mạch vữa phía dưới và vào mặt đã phết vữa của blốc xây trước, đồng thời chỉnh thẳng blốc theo dây căng (xem Hình 4); dùng ni vô và búa cao su kiểm tra và căn chỉnh độ ngang bằng của blốc mới xây;
– Tiếp tục như vậy đến viên cuối hàng, đo khoảng cách còn lại nếu không vừa cả viên thì cắt blốc cho vừa đủ khoảng cách còn lại (xem Hình 5);
– Phủ vữa kín hai mặt cạnh của blốc cuối cùng, đặt và chỉnh ngang bằng blốc này như các blốc trước;
– Mài phẳng mặt toàn bộ hàng xây bằng bàn chà nhám để loại bỏ sự giật cấp giữa các blốc (xem Hình 6);
CHÚ Ý: Nếu giữa các viên không được chà phẳng thì chỗ giật cấp dễ bi nứt cục bộ.
– Dùng chổi, bàn chải vệ sinh sạch bụi bám trên bề mặt hàng blốc đã được chà phẳng và chuẩn bị xây hàng tiếp theo.
6.4 Xây các hàng tiếp theo
6.4.1 Xây bằng vữa thông thường
Thực hiện xây các hàng tiếp theo như xây gạch đất sét nung.
6.4.2 Xây bằng vữa mạch mỏng
Trình tự xây các hàng tiếp theo bằng vữa mạch mỏng như sau:
– Blốc ở đầu hàng tiếp theo cần chọn có chiều dài phù hợp để mạch vữa đứng của hàng này so le với hàng phía dưới (nên là 8 cm đến 12 cm);
– Đặt gầu rải vữa lên trên hàng xây dưới (nên chọn gầu miệng rộng bằng hàng xây), đổ vữa vào gầu rải vữa;
– Kéo gầu dọc hàng xây, rải vữa lên mặt (xem Hình 7);
– Đặt 2 blốc ở 2 đầu của hàng xây, dùng thước áp hàng xây dưới để chỉnh đứng, dùng ni vô và búa cao su chỉnh ngang bằng và cao độ blốc như đã làm với hàng xây đầu tiên;
– Dựa vào 2 viên đầu hàng, căng dây để lấy thẳng cho cả hàng xây;
– Xây các viên kế tiếp, viên cuối cùng, chà phẳng và vệ sinh hàng xây như đã làm với hàng xây đầu tiên.
Bài viết Hướng dẫn thi công gạch nhẹ bê tông khí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày GẠCH BÊ TÔNG KHÍ VIGLACERA.
Nhận xét
Đăng nhận xét